100% Giảng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo bài bản, chuyên sâu, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng
Đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ, năng động nhiệt huyết, liên tục được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...
Đội ngũ Giảng viên bản ngữ được tuyển chọn nghiêm ngặt, có trình độ và nghiệp vụ sư phạm tốt.
TS. Nguyễn Tuấn Anh
Phó Trưởng khoa thường trực - Phụ trách khoa
Trên 20 năm công tác trong lĩnh vực GDNN và GD Đại học, nguyên Giảng viên Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội, nguyên Hiệu trưởng Trường CĐ Ngoại ngữ và CN Việt Nam. Chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Viện Trưởng Viện Quản tị Sáng tạo, tổ chức khoa học uy tín trong NCKH và đổi mới sáng tạo. Đã công bố trên 20 công trình khoa học và sách chuyên khảo.
ThS. Nguyễn Thuý Hà
Phó Trưởng khoa - Phụ trách chuyên môn
Thạc sỹ chuyên ngành Giáo dục Hán ngữ Quốc tế, tốt nghiệp năm 2011 tại Đại học Phúc Đán (Thượng Hải – Trung Quốc). Trên 20 năm công tác trong lĩnh vực giảng dạy Đại học. Nguyên Giảng viên tiếng Trung Quốc, Phó giám đốc trung tâm Ngoại ngữ - tin học, Phó trưởng khoa các khoa học liên ngành - Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai.
TS. Phan Hoàng Anh
Giảng viên
Nguyên là giảng viên Ngôn ngữ, trường Đại học Tây Bắc, Nghiên cứu sinh Tiến Sĩ ngôn ngữ Hán tại Trường Đại học Hồ Nam, Trung Quốc, trên 25 năm kinh nghiệm công tác nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc, chuyên gia nghiên cứu Hán tự, đã công bố trên 15 công trình khoa học và đề tài cấp Quốc Gia.
TS. Phạm Thị Thảo
Giảng viên
Trên 20 năm kinh nghiệm giảng dạy tại các trường Cao đẳng Đại học chuyên ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc. Luôn tích cực và sáng tạo trong công tác, chủ động tìm tòi, khai thác, cập nhật tài liệu mới, xây dựng giáo trình nhằm cung cấp cho người học kiến thức và phương pháp học tập tốt nhất.
Chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực Tiếng Hán cổ đại.
TS. Lê Trọng Bài
Giảng viên
Tiến sĩ ngành Khoa học cơ bản tại CHLB Đức, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng VICET, giảng dạy song ngữ Tiếng Anh, Tiếng Đức, đàm phán trong sử dụng ngôn ngữ thứ 2 .
TS. Phạm Huyền
Giảng viên
Nguyên Tùy viên Khoa học và Công nghệ Đại sứ quán tại CHLB Đức,
Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Bộ KH&CN, phụ trách hợp tác với Hoa Kỳ và các tổ chức Đông Á và Quốc tế như ASEAN, APEC, ASEM…
Giảng viên, chuyên gia đàm phán, chuyên giảng dạy kỹ năng đàm phán Tiếng Anh và Tiếng Đức cho các chuyên gia trong và ngoài nước.
TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Giảng viên
Chuyên gia lĩnh vực quản lý đào tạo
Thành viên Hội đồng khoa học Viện Quản trị sáng tạo
Nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Lương Thế Vinh
ThS. Nguyễn Văn Nguyên
Giảng viên
Nghiên cứu viên tại Viện Văn học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Nghiên cứu viên chính tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, nghiên cứu và giảng dạy thư pháp cho sinh viên đại học, giảng dạy chuyên đề thư pháp cho sinh viên Khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Trưng Vương.
TS. Hoàng Thị Minh Phúc
Giảng viên
Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong giảng dạy ngành ngôn ngữ Anh tại các trường đại học;
Nguyên là giảng viên chính bộ môn tiếng Anh, Giám đốc trung tâm tin học Đại học GTVT;
ThS. Vì Thị Bích Thu
Giáo vụ khoa
ĐT: 0966386595
Emai: thudaotao.vxt@gmail.com
Trên 20 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý Sinh viên nội trú.
Chuyên gia hỗ trợ Sinh viên
Trịnh Thị Thùy Dung
Giáo vụ khoa
ĐT: 0966386595
Emai:
trinhthithuydung90@gmail.com
Trên 10 năm kinh nghiệm giáo vụ đào tạo trong trường đại học, năng động, tích cực trong công tác quản lý sinh viên và trao đổi, tương tác trong hệ thống về quản lý hồ sơ sổ sách.
ThS. Lê Duyên Hạ
Giảng viên
Tốt nghiệp sau đại học ngành Luật tại Trường Đại học Khoa học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc, giảng viên chuyên ngành bằng ngôn ngữ Trung tại các trường đại học, kinh nghiệm quản lý thực tiễn tại các công ty, doanh nghiệp của Trung Quốc, Đài Loan tại Việt Nam,...
ThS. Nguyễn Đỗ Thuỳ Dương
Giảng viên
Thạc sĩ chuyên ngành Giảng dạy tiếng Anh
Năng động, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, đổi mới cách tiếp cận sinh viên.
ThS. Phan Kim Ngân
Giảng viên
Hơn 10 năm giảng dạy tiếng Anh tại các trường cao đẳng, đại học và trung tâm Anh ngữ, nhiều kinh nghiệm quản lý nhân sự tại các tập đoàn, công ty đa quốc gia.
ThS. Nguyễn Vũ Nhật Anh
Giảng viên
Phó trưởng Khoa Sau Đại học, trường Đại học Trưng Vương, chuyên gia giảng dạy về ngôn ngữ so sánh.
ThS. Trần Thị Yến
Giảng viên
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy đại học. Năng động, tích cực áp dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy, đổi mới cách tiếp cận sinh viên.
Chuyên gia trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục tại Viện Quản trị sáng tạo.
ThS. Đặng Thị Mỵ
Giảng viên
15 năm kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy đại học. Năng động nhiệt huyết, nghiệp vụ sư phạm vững vàng.
Chuyên gia trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục đại học tại Viện Quản trị sáng tạo.
ThS. Ngô Thị Thu Huyền
Giảng viên
Thạc sĩ chuyên ngành Giảng dạy tiếng Anh tại Trường Đại học Southern New Hamshire
Nghiệp vụ sư phạn vững vàng, năng động, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh trong trường Đại học.
Hệ thống giảng đường hiện đại, trang bị đày đủ các thiết bị hỗ trợ giảng dạy và học tập: điều hoà không khí, máy chiếu đa năng, hệ thống âm thanh...
Phòng Lab hiện đại trang bị máy tính, hệ thống mạng Internet tốc độ cao
Thư viện sang trọng, hiện đại, cung cấp đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, tạp chí...
Hệ thống thư viện điện tử kết nối với nhiều trường đại học trong và ngoài nước
Ký túc xá tại các căn hộ cao cấp cùng toà nhà Hồ Gươm - 102 Trần Phú - Hà Đông -Hà Nội.
Chương trình đào tạo có tính ứng dụng cao, được cập nhật theo các chương trình đào tạo tiên tiến, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội.
100% Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, giúp sinh viên nắm bắt kiến thức nhanh, giao tiếp hiệu quả.
Sinh viên được học với giảng viên bản địa trong toàn khoá học, được giao lưu với sinh viên các trường đại học quốc tế.
Phương pháp dạy và học đa dạng, linh hoạt đề cao tính chủ động của người học.
Được hướng dẫn và làm việc thực tế bởi các chuyên gia ngôn ngữ trong các lĩnh vực dịch thuật, thư pháp và hoạt động đối ngoại, quan hệ quốc tế.
Sinh viên thực hành tốt và thành thạo 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết
Bằng Đại học chính quy và cơ hội học bằng Đại học chính quy thứ 2 ngay tại trường.
Ngoài năng lực ngôn ngữ sinh viên còn được trang bị các kiến thức về kỹ năng mềm, các kiến thức về tài chính, thương mại ...
Được Viện Quản trị Sáng tạo hỗ trợ các dự án khởi nghiệp khi còn đang theo học và sau khi tốt nghiệp.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
I. Kiến thức
1.1. Kiến thức chung
PLO1. Vận dụng được các kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCS Việt Nam.
PLO 2. Vận dụng được các kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn có liên quan đến ngành học như chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ…
PLO 3. Vận dụng được phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong nghiên cứu.
1.2. Kiến thức chuyên biệt của ngành
PLO 4. Vận dụng được kiến thức về các lĩnh vực ngôn ngữ Anh , bao gồm ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng, âm vị học, v.v; các kiến thức về văn hoá, văn học và phương pháp dạy học vào giải quyết vấn đề trong các hoạt động chuyên môn;
PLO 5. Vận dụng sáng tạo các kiến thức về dịch thuật, bao gồm các cách tiếp cận, phương pháp và kỹ thuật dịch vào quá trình biên, phiên dịch, biên tập, đánh giá bản dịch và giải quyết các vấn đề trong chuyên môn dịch thuật;
PLO 6. Vận dụng sáng tạo các kiến thức về ngôn ngữ, văn phong báo chí; kiến thức về các lĩnh vực chuyên ngành trong quá trình biên, phiên dịch;
II. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng chung
PLO 7. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ 2 bậc 3/6 theo mô tả trong Khung trình độ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt nam, ban hành kèm thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.
PLO 8. Kỹ năng sử dụng CNTT và truyền thông trình độ cơ bản theo mô tả trong Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin ban hành kèm thông tư 03/2014/TT- BTTTT.
2.2. Kỹ năng chuyên biệt
PLO 9. Có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và trong lĩnh vực chuyên môn.
PLO 10. Kỹ năng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề lý luận trong ngôn ngữ Anh;
PLO 11. Kỹ năng biên dịch thành thạo, đánh giá chất lượng bản dịch, giải quyết vấn đề trong dịch thuật, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm cơ bản trong dịch thuật;
PLO 12. Kỹ năng cơ bản trong dạy học tiếng Anh;
III. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
PLO 13. Kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập và làm việc nhóm; kỹ năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực và đánh giá hiệu quả công việc.
PLO 14. Kỹ năng phân tích, phản biện, tổng hợp thông tin và giải quyết vấn đề, tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.
PLO 15. Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, cầu thi, sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
I. Về kiến thức
1.1. Kiến thức chuyên môn
Nắm được kiến thức nền tảng chung về triết học, kiến thức chung về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nhân sinh quan chân chính tiến bộ, thế giới quan khoa học tiên tiến, nhận thức đúng đắn về lý luận và đường lối chính trị của Đảng và nhà nước.
Nắm được kiến thức cơ bản về một ngoại ngữ thứ hai ở mức trình độ (bậc 3 theo Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
1.2. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
Có kiến thức chuyên sâu và hệ thống về phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng; Nắm vững các đường hướng, phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật, thủ pháp và công cụ nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, các trường phái ngôn ngữ học như ngôn ngữ học cấu trúc, ngôn ngữ học cải biến – tạo sinh, ngôn ngữ học chức năng, ngôn ngữ học tri nhận, …
Nắm vững một cách có hệ thống, am hiểu một cách sâu sắc và chính xác về các hiện tượng, các khái niệm, các quan hệ và các quy luật phát triển thuộc kiến thức cơ sở và chuyên ngành.
1.2.1. Kiến thức cơ sở
Ngôn ngữ học đại cương;
Ngôn ngữ học xã hội;
Ngôn ngữ học đối chiếu;
Giao tiếp liên văn hóa;
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, học viên có thêm kiến thức ngoại ngữ học thuật phù hợp với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
1.2.2. Kiến thức chuyên ngành
Ngữ âm tiếng Trung Quốc;
Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Trung Quốc;
Ngữ pháp tiếng Trung Quốc;
Ngữ dụng học tiếng Trung Quốc;
Đối chiếu ngôn ngữ Trung – Việt…
Văn học Trung Quốc;
Giao thoa văn hóa các nước nói tiếng Trung Quốc về lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục, v.v…
II. Về kỹ năng
2.1. Kỹ năng chuyên môn
Có kỹ năng vận dụng các kiến thức nói trên trong việc giải quyết các công việc chuyên môn phù hợp với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và mọi công việc phát sinh liên quan tới ngành Ngôn ngữ Trung Quốc với hiệu quả và tiến độ cao. Riêng về trình độ tiếng Trung Quốc, học viên có thể sử dụng tốt tiếng Trung Quốc ở bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam.
Có khả năng tương đối độc lập, sáng tạo phát hiện và giải quyết vấn đề khoa học: Có khả năng tự phát hiện và lựa chọn nghiên cứu các đối tượng khoa học thuộc các lĩnh vực ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc, đối chiếu ngôn ngữ Trung – Việt, giao thoa văn hóa…; Có khả năng tự xây dựng kế hoạch nghiên cứu và tự thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học trong các lĩnh vực nói trên.
2.2. Kỹ năng bổ trợ
Có kỹ năng làm việc độc lập, chủ động với hiệu quả tối ưu để có khả năng sắp xếp thời gian, sức khỏe, công việc và điều kiện sinh hoạt một cách phù hợp nhất để thực hiện mọi nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, công tác với chất lượng, số lượng và tiến độ cao nhất trong thực tiễn.
Có kỹ năng truyền đạt và tiếp thụ kiến thức để có khả năng truyền bá, giảng dạy các kiến thức đã lĩnh hội hoặc tự mình phát hiện tại các diễn đàn khoa học, tới đông đảo độc giả và người học, và có khả năng chủ động tiếp cận và tích cực lĩnh hội các thông tin khoa học mới mẻ, các hướng nghiên cứu mới, các phương pháp mới, v.v…
Có kiến thức và kinh nghiệm thực hành một số kỹ năng vận dụng thực tế về văn hóa ứng xử, phép lịch sự trong giao tiếp, chiên lược giao tiếp, v.v… để gìn giữ và củng cố các quan hệ trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau, đặc biệt là với cộng đồng nói tiếng Trung Quốc, và tạo dựng sự ủng hộ và tín nhiệm của cộng đồng xã hội theo cách có lợi nhất đối với công việc của mình.
Giao tiếp được bằng ngoại ngữ tiếng Trung Quốc ở bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam.
Có khả năng giao tiếp được bằng ngoại ngữ khác ở bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam.
Sử dụng thành thạo các công cụ tin học như các phần mềm văn phòng (Word, Excel, PowerPoint) và các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn; thành thạo trong việc tìm kiếm tài liệu trên Internet phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu.
III. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.